Thưa ông, đầu tư cho “tam nông” đang là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, rất hợp lòng dân và đúng phương hướng. Tuy nhiên, nếu không xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, tính toán cụ thể thì rất dễ dẫn tới việc lãng phí, đầu tư không đạt hiệu quả?
- Điều quan trọng nhất khi đầu tư vào “tam nông” và xây dựng NTM là đời sống, cũng như thu nhập của bà con nông dân phải được nâng lên rõ rệt. Đó phải là tiêu chí cơ bản, tiêu chí số 1.
Phải lấy tiêu chí ấy làm trọng tâm, làm cốt lõi của việc đầu tư. Tốc độ đầu tư cho “tam nông”, trước hết phải gắn với việc tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Con số này phải là tỷ lệ thuận. Không nên né tránh, không nên ngụy biện, chống chế. Lâu nay, rất nhiều việc ta làm không trúng, tốn rất nhiều tiền mà hiệu quả không cao.
Xin nêu ví dụ, chúng ta đổ bao nhiêu tiền để tổ chức dạy nghề, xây các cơ sở dạy nghề, các trung tâm dạy nghề... nhưng số người được học mà sau đó vươn lên, có thu nhập xứng tầm với NTM là bao nhiêu? Có ai trình được với Quốc hội một danh sách cụ thể không?...
Nếu chúng ta lấy tổng số tiền đã đầu tư chia cho số người thực tế đã vươn lên được thì chắc sẽ là một con số khổng lồ. Cho nên, nếu chúng ta không uốn nắn, giám sát, không hỏi cặn kẽ nông dân, không tìm hiểu kỹ tại địa phương thì... tiền lại vào túi người khác hết, còn nông dân thì, vẫn giậm chân tại chỗ.
Những vùng khó khăn nhất như Tây Bắc, Tây Nguyên đang có những diễn đàn lớn để thu hút đầu tư. Ông đánh giá việc này thế nào?
- Tôi rất mừng khi thấy Chính phủ huy động được nhiều nhà đầu tư, các doanh nghiệp tới các nơi đó. Họ công bố những nguồn kinh phí lớn để đầu tư cho các hoạt động sản xuất tại đây. Tuy nhiên, trước khi đầu tư, đáng lý ta nên có những hội thảo khoa học để định hướng cho những vùng này.
Hội thảo nên mở rộng để thu được nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các cán bộ chỉ đạo ở địa phương và của cả những người nông dân sản xuất giỏi ở các vùng đó. Phải có những luồng sinh khí mới, cách làm ăn mới, đối tượng mới... bổ sung cho những mảnh đất này.
Vườn hồ tiêu ở Tây Nguyên.
|
Tôi nghĩ rằng, bà con ta không lười mà chủ yếu là chưa biết cách làm ăn, chưa có hướng đi đúng đắn. Nếu đầu tư đúng hướng, thì nông dân sẽ được hưởng lợi bằng hoạt động sản xuất của mình và doanh nghiệp cũng thu được lợi nhuận cao.
Vậy, những hướng đi đó sao không được nêu ra trong thời gian gần đây?
- Ở những vùng khó khăn như hiện nay, chúng ta càng phải tìm hiểu kỹ để khai thác được những tiềm năng sẵn có và biến chúng thành hàng hóa, thành sức mạnh cho vùng. Một hướng đi đúng đắn có thể vực dậy cả một tỉnh nghèo. Tôi tin là như vậy. Ai đã ở Đà Nẵng, ở Bình Dương trước đây, nay quay lại sẽ rất bất ngờ. Bất ngờ vì nó thay đổi nhiều quá! Tôi mong các tỉnh khó sẽ sớm có được những bất ngờ...
Xin hỏi ông một câu, nếu được cử vào Tây Nguyên, thì ông sẽ gây bất ngờ gì ở đây?
- Xin khẳng định tôi không phải là vĩ nhân. Trên đầu tôi còn rất nhiều người tài giỏi. Tôi luôn xin ý kiến của họ. Còn câu hỏi PV đặt ra, nếu được phép, tôi xin nêu ra ý tưởng của tôi: Trước mắt, tôi sẽ bổ sung cho Tây Nguyên 2 đối tượng cây trồng mới là mắc ca và bơ. 2 loại cây này mọc rất tốt ở Tây Nguyên.
Hơn 64.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Tây Bắc và Tây Nguyên
Tại các diễn đàn về đầu tư của 2 khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên mới đây, các nhà đầu tư đã cam kết đổ tới hơn 64.000 tỷ đồng đầu tư vào các khu vực này. Theo đó, khu vực Tây Bắc được cam kết đầu tư 40.000 tỷ đồng. Khu vực Tây Nguyên là 24.000 tỷ đồng.
Chúng tôi đã thử nghiệm trồng thuần hoặc trồng xen chúng với cà phê. Kết quả rất mỹ mãn. Thế giới xếp mắc ca là hoàng hậu của các loại quả khô còn quả bơ được xếp hàng thứ 10 trong hàng trăm loại quả. Không cần đầu tư vẫn trồng được.
Nhưng nó cần nhất là khâu chế biến. Ta cần có các cơ sở chế biến mắc ca và bơ. Mắc ca sẽ dùng làm bánh kẹo cao cấp và các loại dầu cao cấp (như Thái Lan và Nhật Bản đang làm). Đầu tư cho những nhà máy này có đáng bao nhiêu, sản phẩm lại được cả thế giới hâm mộ.
Vấn đề là làm sao để nhà đầu tư biết được để đổ tiền vào. Nếu như đầu ra cho quả bơ và mắc ca được thông thoáng thì cả Tây Nguyên sẽ trồng chúng.
Được biết ông là người khởi xướng việc đề nghị giảm diện tích trồng lúa để trồng các loại cây khác. Điều đó có đúng không?
- Có lẽ đúng một nửa. Hình như tôi là người nói trước nhưng ý tưởng ấy đã có ở rất nhiều người. Họ ngại nói ra. Do đó, sau khi tôi nói, rất nhiều người đã gọi cho tôi để biểu lộ sự đồng tình. Họ đã ấp ủ từ lâu. Chúng ta phải làm sao để ý tưởng của các nhà khoa học luôn luôn được cởi mở và trao đổi bình đẳng. Không có các ý tưởng và các luận chứng khoa học thì, việc đầu tư dễ đi chệch hướng và thất bại. Tôi mơ ước vậy.
Xin cảm ơn ông!
Tăng xuất khẩu phân bón sang Campuchia
Ông Lê Quốc Phong - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, trong năm 2012, công ty đã xuất sang thị trường Campuchia 100.000 tấn phân bón, với doanh thu khoảng 60 triệu USD. Ông cho biết thêm, kinh nghiệm tại thị trường Campuchia là bài học tốt để công ty tiến vào thị trường Lào cũng như Myanmar trong thời gian tới.
Tổng Giám đốc Tập đoàn YETAK của Campuchia, ông Huk Chuon cho biết cách đây 10 năm sản phẩm của Việt Nam, nhất là phân bón ở thị trường Campuchia còn rất ít, nông dân Campuchia chỉ có biết đến các sản phẩm của Thái Lan, Philippines. Nhưng giờ đây số lượng sản phẩm của YETAK nhập từ Bình Điền tăng trung bình 20% kể từ khi hai bên ký kết hợp tác vào năm 2003 và chắc chắn sẽ còn tăng cao trong những năm tới.
Theo ông Huk Chuon, hướng đi đúng đắn trong việc mở rộng thị trường Campuchia là chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý kết hợp với việc hướng dẫn kỹ thuật sử dụng cụ thể cho người nông dân.
Trong 10 năm qua, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của Bình Điền thực sự đã gắn bó với bà con nông dân Campuchia để thực hiện công tác tư vấn. Chỉ riêng trong năm 2012, Bình Điền đã tổ chức được các chương trình tập huấn cho hơn 120 đại lý thuộc Tập đoàn YETAK.
Thay mặt Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Bộ trưởng Nông-lâm-ngư nghiệp Chan Sarun đánh giá cao đóng góp của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền vào việc phát triển nông nghiệp - 1 trong 4 mũi nhọn kinh tế của Campuchia, góp phần nâng cao đời sống người dân. Thông tin chung cu vincity tay mo du an chung cu 23 le duan thiết kế officetel 23 le duan sang trọng tan hoang minh le duan chung cư du an tan hoang minh le duan hcm
Anh Thư
Trung Ngôn (thực hiện)