Giao dịch èo uột nửa cuối đợt 2, rồi đột ngột Vn-Index đóng cửa tăng 5,92 điểm lên 483,99 điểm do “sức nặng” của hai bluechips là VNM và MSN. MSN đầu phiên đứng giá 110.000 đồng/cp, cuối phiên tăng 6.000 đồng/cp lên 116.000 đồng/cp, VNM tăng 3.000 đồng, hai mã này đã làm “méo mó” thị trường cuối phiên.
Hầu hết các bluechips sáng nay đi ngang, một số mã tăng nhẹ 500 đồng có FPT, STB, KDC, các mã khác như CSM tăng 400 đồng, BVH tăng 300 đồng…
Tại nhóm penny và midcap, LCG bất ngờ tăng trần trong phiên, nhưng cuối phiên chốt tăng 200 đồng, khớp lệnh nhiều nhất sàn với 1,5 triệu đơn vị, ITA tăng 100 đồng, VIS dư mua trần 160 nghìn cp, các mã khác như HAR, MCG tăng trần, KBC, DHM, LCM, PVT giảm điểm.
SJS hôm nay tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, trong đó khối ngoại mua vào 100.000 đơn vị, như chúng tôi đã phân tích ở dưới, ETF VNM vẫn mua vào SJS để đảm bảo độ sai lệch giữa biến động NAV và chỉ số tham chiếu ở mức thấp nhất, trong thời gian vừa qua khi giá cổ phiếu SJS sụt giảm mạnh (từ 17.400 đồng/cp trước lúc tạm ngưng giao dịch, xuống 14.000 đồng/cp, ETF đã phải mua thêm số lượng SJS vào để bù giá giảm, trong khi hầu hết các cổ phiếu khác trong danh mục vẫn giữ nguyên.
Thanh khoản sàn Hose hôm nay đã sụt giảm khá mạnh, điều này cho thấy nhà đầu tư khá thận trọng giải ngân trong giai đoạn hiện nay, KLGD sàn HoSE đạt 28,3 triệu đơn vị, giá trị khớp lệnh 455 tỷ đồng.
Trong khi đó trên sàn Hà Nội, ACB giảm 300 đồng đã khiến HNX-Index giảm 0,24 điểm cuối phiên, xuống 58,95 điểm (-0,41%). DCS tăng trần trong khi SHB, SCR, KLS, BVS, VND đứng giá đồng loạt, PVX, VCG, SHS giảm điểm nhẹ.
VN-Index đuối sức dần về cuối ngày khi thanh khoản thị trường đã sụt giảm mạnh. Trong cả phiên sáng, sàn HoSE khớp lệnh được 18,5 triệu cp, đạt giá trị hơn 300 tỷ đồng trong khi sàn Hà Nội giao dịch 12 triệu cp, đạt giá trị 93,6 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu đầu phiên tăng điểm, cuối phiên giảm điểm như REE, PPC, DPM, HSG, VIC, CII. Các mã vẫn duy trì được đà tăng là MSN, VNM (tăng 1.000 đồng – có thời điểm VNM tăng 3.000 đồng/cp), FPT tăng 500 đồng, STB, DRC, BVH tăng 300 đồng…
Tại nhóm cổ phiếu midcap, HAR tăng 2.000 đồng/cp, KDH, LCG tăng nhẹ 100 – 200 đồng, ITA, HQC, VIP, AVF, đứng giá. Điểm sáng trên sàn sáng nay là VIS khi mã này tăng trần 600 đồng lên 10.500 đồng/cp, khớp lệnh hơn 1,3 triệu đơn vị.
Tại sàn Hà Nội, SD5 mất giá trần, SDD, KSD, ORS, SHN giảm sàn, SCR, PVX, SHS, VND giảm 100 đồng, BVS tăng 200 đồng sau khi công ty này công bố quý 1 lãi trước thuế hơn 34 tỷ đồng, gấp 3 cùng kỳ năm ngoái.
~~~
Thị trường chứng khoán thế giới tăng trở lại cùng với đà tăng của giá vàng, hôm qua, các chỉ số của TTCK Mỹ đều tăng trên 1%. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, hai sàn đều tăng điểm nhẹ. VN-Index sang đợt 2 tăng hơn 4 điểm lên 482 điểm (tăng 0,83%) trong khi HNX-Index bấp bênh quanh vùng 59 điểm.
Tại nhóm cổ phiếu bluechips, VNM tăng 2.000 đồng, MSN tăng 1.000 đồng, BVH, FPT, PGD, CSM, HAG, đều tăng điểm.
Trong nhóm Vn30 lúc này còn lại STB, VSH, EIB, CII giảm giá từ 100-200 đồng.
Tại nhóm midcap, PPC hôm qua công bố kế hoạch kinh doanh năm 2013 khá thấp, đạt 400 tỷ đồng so với thực hiện hơn 700 tỷ năm 2012, việc đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng không có nghĩa công ty sẽ làm việc kém hiệu quả hơn trong năm 2013, sáng nay PPC có thời điểm tăng 500 đồng/cp.
Các cổ phiếu tăng trần sáng nay có VIS (dư mua trần gần 500 nghìn cp), HAR tăng 2.000 đồng, HVG, GIL, AAM tăng 1.500 đồng, IMP tăng 900 đồng, NSC, AGF, DHC, ALP, DTA giảm sàn.
Hôm qua ETF VNM tiếp tục mua vào cổ phiếu SJS mặc dù cổ phiếu này đang giao dịch ở tình trạng bị kiểm soát, việc VNM mua vào SJS là do mục tiêu của các quỹ ETF phải đảm bảo độ sai lệch (tracking error) giữa biến động NAV và chỉ số tham chiếu ở mức thấp nhất, do đó khi giá SJS giảm mạnh, quỹ này phải tăng thêm số lượng để đảm bảo độ sai lệch ở mức thấp nhất.
Tại sàn Hà Nội, SD5 tăng trần, BVS tăng 200 đồng, SD6 tăng 300 đồng trong khi SHB, SCR, PVC, SHS, KLS đều đứng giá, ACB giảm 200 đồng/cp.
Hôm qua Thường trực Ủy ban TCNS tán thành với chủ trương miễn, giảm thuế tại Tờ trình của Chính phủ.
Tại Tờ trình, Chính phủ đề xuất áp dụng một số quy định về thuế quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Theo đó, DN sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
DN thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.
Chính phủ đề nghị giảm 50% số thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 1/7/2013 đến hết 30/6/2014; giảm 30% số thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 phát sinh từ 1/7/2013 đến hết 30/6/2014.
Thông tin dự án vinhomes lò đúc thiết kế vinhomes lò đúc sản phẩm vinhomes lò đúc phân khúc officetel Hà Nội đang ra mắt
Phương Mai
Theo TTVN