Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra trong tài khóa 2012-2013 khi xuất khẩu gạo của Myanmar đã đạt mức 1,45 triệu tấn, cao gần gấp 2 lần so với tài khóa trước đó và cao gấp 96 lần so với năm 1997.
Theo các chuyên gia phân tích, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thành công này là chính sách mở cửa đầy táo bạo của Nay Pyi Taw.
Khi chú gấu tỉnh giấc
Trong giai đoạn 1961-1963, Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng xuất khẩu khoảng 1,6-1,7 triệu tấn gạo/năm. Tuy nhiên, trong các năm sau đó, Naypyidaw đã để mất vị trí này vào tay các nước khác do các lệnh cấm vận của phương Tây đã tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp nước này. Khối lượng gạo xuất khẩu của “xứ chùa Vàng” đã liên tục giảm và chỉ còn 15.000 tấn vào năm 1997.
Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, nhất là kể từ khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bắt đầu tiến trình cải cách dân chủ vào năm 2011, hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Myanmar đã bắt đầu khởi sắc.
Hãng tin Reuters dẫn các số liệu từ Bộ Thương mại Myanmar cho biết trong tài khóa 2012/2013, nước này đã xuất khẩu gần 1,45 triệu tấn gạo, cao hơn nhiều so với mục tiêu 1 triệu tấn mà Naypyidaw đã đặt ra và cao gấp gần 2 lần so với con số 790.000 tấn trong tài khóa trước đó. Với những thành tích đáng nể đó, có người đã ví Myanmar như “một chú gấu đã tỉnh giấc sau hơn 5 thập kỷ ngủ Đông.”
Hiện tại, châu Âu, Singapore, Australia, Trung Quốc và thậm chí cả Thái Lan chính là các khách hàng chủ chốt của Myanmar. Danh sách các nước nhập khẩu gạo của Myanmar đang ngày càng dài với sự tham gia của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ có thể sẽ trở thành các khách hàng mới của Myanmar khi hoạt động thương mại qua biên giới giữa hai nước đã được khai thông.
Bên cạnh đó, Myanmar dự kiến sẽ xuất khẩu 500.000 tấn gạo/năm sang Indonesia sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào đầu năm tới.
Thành công nhờ chính sách mở cửa
Trên thực tế, Myanmar là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp. “Xứ chùa Vàng” có đất đai rộng lớn, nguồn tài nguyên nước dồi dào và điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh đó, Myanmar có nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân công rẻ. Đây chính là những nhân tố quan trọng có thể giúp Myanmar sản xuất ra các sản phẩm có giá rẻ hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Concepcion Calpe, chuyên gia kinh tế cao cấp của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), nói: “Không có gì phải nghi ngờ việc Myanmar có tiềm năng trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong trung hạn nếu không muốn nói là nước đứng đầu. Đây là một trong số ít các nước trong khu vực không phải đối mặt với những hạn chế về đất đai, nước hay lao động và nằm ở một vị trí chiến lược khi giáp cả Ấn Độ và Trung Quốc.”
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, vấn đề đặt ra đối với Myanmar là làm thế nào để đánh thức các tiềm năng đó. Tại thời điểm hiện nay, Nay Pyi Taw đã bước đầu thành công trong việc giải quyết vấn đề hóc búa đó. Kể từ khi tiến trình cải cách dân chủ được khởi động vào năm 2011, Chính phủ Myanmar đã ban hành hàng loạt chính sách cải cách kinh tế, trong đó có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng phát triển.
Đáng chú ý, hồi tháng 11/2012, Tổng thống Thein Sein đã ký luật đầu tư nước ngoài mới, trong đó bãi bỏ quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp ở mức 35%. Trước đó, năm 2003, Chính phủ Myanmar đã tư nhân hóa hoạt động xuất khẩu gạo.
Nhờ các chính sách đổi mới đó, ngành nông nghiệp Myanmar đã trở nên hấp dẫn hơn trước các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật Bản. Hồi cuối tháng 9/2013, tập đoàn Mitsui của Nhật Bản đã thành lập liên doanh với và Tập đoàn Kinh doanh Nông nghiệp Công cộng Myanmar để chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo sang nước thứ ba. Theo dự kiến, Mitsui sẽ đầu tư 100 triệu USD cho liên doanh này, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho việc sản xuất gạo với chất lượng cao ở Myanmar.
Không chỉ có Mitsui, hàng loạt các công ty kinh doanh nông nghiệp nước ngoài, trong đó có Wilmar của Singapore hay Cargill và DuPont Pioneer của Mỹ đang tìm kiếm các cơ hội trong các lĩnh vực như sản xuất lúa gạo, chăn nuôi gia súc và cung cấp phân bón tại thị trường đầy tiềm năng.
Cùng với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Myanmar cũng chủ động vay vốn từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) để đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp. Những nguồn vốn này đã góp phần cải thiện hệ thống tưới tiêu và các hạ tầng phục vụ nông nghiệp khác.
Vẫn còn nhiều thách thức
Sau những thành công đầy bất ngờ đó, Chính phủ Myanmar đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là nâng kim ngạch xuất khẩu lúa gạo lên 3 triệu tấn trong tài khóa 2013-2014. Tuy nhiên, có vẻ như đó là một mục tiêu xa vời khi mà ngành nông nghiệp Myanmar vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Tờ Eleven Myanmar dẫn các báo cáo của Bộ Thương mại Myanmar cho biết nước này mới xuất khẩu được 412.740 tấn trong giai đoạn từ ngày 1/4 đến ngày 15/11/2013, chỉ bằng 50% so với lượng gạo xuất khẩu trong cùng kỳ của tài khóa trước. Để thực hiện mục tiêu xuất khẩu 3 triệu tấn gạo trong tài khóa 2013/14, Myanmar cần phải xuất khẩu 2,5 triệu tấn trong vòng 4 tháng còn lại của tài khóa. Đây chắc chắn là một nhiệm vụ bất khả thi đối với Nay Pyi Taw.
Lý giải về vấn đề này, tiến sỹ Soe Tun, Tổng Thư ký Liên đoàn Gạo Myanmar, nói chi phí sản xuất tăng, nhu cầu yếu từ các thị trường xuất khẩu chính và sản lượng gạo giảm do hiện tượng biến đổi khí hậu chính là những nguyên nhân khiến lượng gạo xuất khẩu của nước này giảm.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến Nay Pyi Taw không đạt được mục tiêu kỳ vọng là do năng suất lúa gạo của Myanmar vẫn còn thấp so với nhiều nước khác trong khu vực, ngành nông nghiệp nước này dễ bị tổn thương trước hiện tượng biến đổi khí hậu và hệ thống kho vận vẫn kém phát triển, gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia phân tích cho rằng Myanmar cần phải nhanh chóng tiếp cận các kỹ thuật canh tác hiện đại và sử dụng các giống lúa có chất lượng cao để nâng cao năng suất, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của gạo Myanmar trên thị trường thế giới.
Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) có trụ sở ở Manila (Philippines) cho thấy nếu 2 triệu ha sản xuất lúa gạo ở vùng châu thổ sông Ayeyarwady của Myanmar được áp dụng các phương pháp quản lý tốt hơn và sử dụng các giống lúa thích hợp, sản lượng và xuất khẩu gạo của Myanmar có thể sẽ tăng.
Bên cạnh đó, Myanmar cần đầu tư nâng cấp hệ thống kho vận để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu gạo. Hiện tại, hệ thống kho vận của quốc gia Đông Nam Á này vẫn rất kém phát triển. Kết quả khảo sát của WB năm 2012 về hệ thống kho vận tại các quốc gia trên thế giới cho thấy Myanmar chỉ xếp thứ 129 trong danh sách các nước có hệ thống kho vận phát triển, trong khi Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có thứ hạng tương ứng là 38, 101 và 53.
Ông Mamadou Ciss, Chủ tịch tập đoàn Alliance Commodities (Suisse) SA, nói: "Myanmar có khả năng sản xuất nhiều gạo hơn nữa những hệ thống kho vận không cho phép họ xuất khẩu khối lượng lớn."
Trong báo cáo công bố hồi tháng 6/2013, Viện Toàn cầu McKinsey cho rằng sản lượng nông nghiệp của Myanmar vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng của quốc gia vẫn được mệnh danh là “vựa lúa của châu Á” này.
Không chỉ có các chuyên gia của Viện Toàn cầu McKinsey, hầu hết chuyên gia kinh tế khác cũng có chung một nhận định như vậy. Nếu Myanmar biết cách khắc phục các hạn chế và khai thác hiệu quả các lợi thế của mình, chắc chắn quốc gia Đông Nam Á này sẽ vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong thời gian tới./.
Theo các chuyên gia phân tích, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thành công này là chính sách mở cửa đầy táo bạo của Nay Pyi Taw.
Khi chú gấu tỉnh giấc
Trong giai đoạn 1961-1963, Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng xuất khẩu khoảng 1,6-1,7 triệu tấn gạo/năm. Tuy nhiên, trong các năm sau đó, Naypyidaw đã để mất vị trí này vào tay các nước khác do các lệnh cấm vận của phương Tây đã tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp nước này. Khối lượng gạo xuất khẩu của “xứ chùa Vàng” đã liên tục giảm và chỉ còn 15.000 tấn vào năm 1997.
Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, nhất là kể từ khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bắt đầu tiến trình cải cách dân chủ vào năm 2011, hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Myanmar đã bắt đầu khởi sắc.
Hãng tin Reuters dẫn các số liệu từ Bộ Thương mại Myanmar cho biết trong tài khóa 2012/2013, nước này đã xuất khẩu gần 1,45 triệu tấn gạo, cao hơn nhiều so với mục tiêu 1 triệu tấn mà Naypyidaw đã đặt ra và cao gấp gần 2 lần so với con số 790.000 tấn trong tài khóa trước đó. Với những thành tích đáng nể đó, có người đã ví Myanmar như “một chú gấu đã tỉnh giấc sau hơn 5 thập kỷ ngủ Đông.”
Hiện tại, châu Âu, Singapore, Australia, Trung Quốc và thậm chí cả Thái Lan chính là các khách hàng chủ chốt của Myanmar. Danh sách các nước nhập khẩu gạo của Myanmar đang ngày càng dài với sự tham gia của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ có thể sẽ trở thành các khách hàng mới của Myanmar khi hoạt động thương mại qua biên giới giữa hai nước đã được khai thông.
Bên cạnh đó, Myanmar dự kiến sẽ xuất khẩu 500.000 tấn gạo/năm sang Indonesia sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào đầu năm tới.
Thành công nhờ chính sách mở cửa
Trên thực tế, Myanmar là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp. “Xứ chùa Vàng” có đất đai rộng lớn, nguồn tài nguyên nước dồi dào và điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh đó, Myanmar có nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân công rẻ. Đây chính là những nhân tố quan trọng có thể giúp Myanmar sản xuất ra các sản phẩm có giá rẻ hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Concepcion Calpe, chuyên gia kinh tế cao cấp của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), nói: “Không có gì phải nghi ngờ việc Myanmar có tiềm năng trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong trung hạn nếu không muốn nói là nước đứng đầu. Đây là một trong số ít các nước trong khu vực không phải đối mặt với những hạn chế về đất đai, nước hay lao động và nằm ở một vị trí chiến lược khi giáp cả Ấn Độ và Trung Quốc.”
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, vấn đề đặt ra đối với Myanmar là làm thế nào để đánh thức các tiềm năng đó. Tại thời điểm hiện nay, Nay Pyi Taw đã bước đầu thành công trong việc giải quyết vấn đề hóc búa đó. Kể từ khi tiến trình cải cách dân chủ được khởi động vào năm 2011, Chính phủ Myanmar đã ban hành hàng loạt chính sách cải cách kinh tế, trong đó có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng phát triển.
Đáng chú ý, hồi tháng 11/2012, Tổng thống Thein Sein đã ký luật đầu tư nước ngoài mới, trong đó bãi bỏ quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp ở mức 35%. Trước đó, năm 2003, Chính phủ Myanmar đã tư nhân hóa hoạt động xuất khẩu gạo.
Nhờ các chính sách đổi mới đó, ngành nông nghiệp Myanmar đã trở nên hấp dẫn hơn trước các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật Bản. Hồi cuối tháng 9/2013, tập đoàn Mitsui của Nhật Bản đã thành lập liên doanh với và Tập đoàn Kinh doanh Nông nghiệp Công cộng Myanmar để chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo sang nước thứ ba. Theo dự kiến, Mitsui sẽ đầu tư 100 triệu USD cho liên doanh này, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho việc sản xuất gạo với chất lượng cao ở Myanmar.
Không chỉ có Mitsui, hàng loạt các công ty kinh doanh nông nghiệp nước ngoài, trong đó có Wilmar của Singapore hay Cargill và DuPont Pioneer của Mỹ đang tìm kiếm các cơ hội trong các lĩnh vực như sản xuất lúa gạo, chăn nuôi gia súc và cung cấp phân bón tại thị trường đầy tiềm năng.
Cùng với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Myanmar cũng chủ động vay vốn từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) để đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp. Những nguồn vốn này đã góp phần cải thiện hệ thống tưới tiêu và các hạ tầng phục vụ nông nghiệp khác.
Vẫn còn nhiều thách thức
Sau những thành công đầy bất ngờ đó, Chính phủ Myanmar đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là nâng kim ngạch xuất khẩu lúa gạo lên 3 triệu tấn trong tài khóa 2013-2014. Tuy nhiên, có vẻ như đó là một mục tiêu xa vời khi mà ngành nông nghiệp Myanmar vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Tờ Eleven Myanmar dẫn các báo cáo của Bộ Thương mại Myanmar cho biết nước này mới xuất khẩu được 412.740 tấn trong giai đoạn từ ngày 1/4 đến ngày 15/11/2013, chỉ bằng 50% so với lượng gạo xuất khẩu trong cùng kỳ của tài khóa trước. Để thực hiện mục tiêu xuất khẩu 3 triệu tấn gạo trong tài khóa 2013/14, Myanmar cần phải xuất khẩu 2,5 triệu tấn trong vòng 4 tháng còn lại của tài khóa. Đây chắc chắn là một nhiệm vụ bất khả thi đối với Nay Pyi Taw.
Lý giải về vấn đề này, tiến sỹ Soe Tun, Tổng Thư ký Liên đoàn Gạo Myanmar, nói chi phí sản xuất tăng, nhu cầu yếu từ các thị trường xuất khẩu chính và sản lượng gạo giảm do hiện tượng biến đổi khí hậu chính là những nguyên nhân khiến lượng gạo xuất khẩu của nước này giảm.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến Nay Pyi Taw không đạt được mục tiêu kỳ vọng là do năng suất lúa gạo của Myanmar vẫn còn thấp so với nhiều nước khác trong khu vực, ngành nông nghiệp nước này dễ bị tổn thương trước hiện tượng biến đổi khí hậu và hệ thống kho vận vẫn kém phát triển, gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia phân tích cho rằng Myanmar cần phải nhanh chóng tiếp cận các kỹ thuật canh tác hiện đại và sử dụng các giống lúa có chất lượng cao để nâng cao năng suất, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của gạo Myanmar trên thị trường thế giới.
Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) có trụ sở ở Manila (Philippines) cho thấy nếu 2 triệu ha sản xuất lúa gạo ở vùng châu thổ sông Ayeyarwady của Myanmar được áp dụng các phương pháp quản lý tốt hơn và sử dụng các giống lúa thích hợp, sản lượng và xuất khẩu gạo của Myanmar có thể sẽ tăng.
Bên cạnh đó, Myanmar cần đầu tư nâng cấp hệ thống kho vận để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu gạo. Hiện tại, hệ thống kho vận của quốc gia Đông Nam Á này vẫn rất kém phát triển. Kết quả khảo sát của WB năm 2012 về hệ thống kho vận tại các quốc gia trên thế giới cho thấy Myanmar chỉ xếp thứ 129 trong danh sách các nước có hệ thống kho vận phát triển, trong khi Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có thứ hạng tương ứng là 38, 101 và 53.
Ông Mamadou Ciss, Chủ tịch tập đoàn Alliance Commodities (Suisse) SA, nói: "Myanmar có khả năng sản xuất nhiều gạo hơn nữa những hệ thống kho vận không cho phép họ xuất khẩu khối lượng lớn."
Trong báo cáo công bố hồi tháng 6/2013, Viện Toàn cầu McKinsey cho rằng sản lượng nông nghiệp của Myanmar vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng của quốc gia vẫn được mệnh danh là “vựa lúa của châu Á” này.
Không chỉ có các chuyên gia của Viện Toàn cầu McKinsey, hầu hết chuyên gia kinh tế khác cũng có chung một nhận định như vậy. Nếu Myanmar biết cách khắc phục các hạn chế và khai thác hiệu quả các lợi thế của mình, chắc chắn quốc gia Đông Nam Á này sẽ vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong thời gian tới./.