Hôm nay, người phát ngôn Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Fumihiro Michikura cho biết: "Chúng tôi sẽ quay trở lại nhập khẩu lúa mỳ trắng phía Tây Mỹ từ ngày 1/8 đồng thời mua lúa mỳ trắng loại mềm dùng làm thức ăn chăn nuôi sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 7/8". Cả 2 loại lúa mỳ trên đều được trồng tại tiểu bang Oregon, nơi phát hiện chất biến đổi gen 2 tháng trước.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm này được ban hành sau khi Nhật Bản vừa ban hành một hệ thống kiểm tra dư chất biến đổi gen trong sản phẩm trước khi nhập khẩu từ Mỹ. Thông tin này được ông Sunao Orihara, đứng đầu bộ phận giao dịch ngũ cốc Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cung cấp. Bộ Y tế nước này cũng cho biết sẽ kiểm tra lúa mỳ nhập khẩu từ Mỹ trước khi cung cấp ra thị trường. Luật an toàn thực phẩm Nhật Bản không cho phép kinh doanh bất kỳ loại thực phẩm nào chứa chất biến đổi gen do Bộ Y tế xác nhận. Nguồn cung bị nhiễm độc sẽ phải vận chuyển trở lại nước xuất khẩu hoặc bán đi.
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết đã mua 23.963 tấn lúa mỳ từ bang Washington, 1710 tấn lúa mỳ vụ đông loại mềm đỏ và 1.497 tấn lúa mỳ trắng Australia ngày 11/7 để thay thế cho lượng lúa mỳ nhập khẩu từ Oregon hàng năm.
Công ty Monsato có giống lúa mỳ nhiễm độc và Bộ Nông nghiệp Mỹ đang điều tra nguyên nhân còn tồn tại loại lúa mỳ này trên cánh đồng bang Oregon 8 năm sau khi đã kiểm tra loại bỏ trên toàn quốc. Sau khi lúa mỳ chứa chất biến đổi gen được phát hiện ngày 29/5, không chỉ Nhật Bản mà Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước châu Á khác ngừng mua lúa mỳ Mỹ. Đến nay, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đã mua trở lại.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ cho biết Bộ đã phải thực hiện lộ trình dài thỏa thuận các điều khoản với đối tác Nhật Bản để đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường này.
Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu lúa mỳ Mỹ có thể làm hỗ trợ giá lúa mỳ kỳ hạn tại Chicago. Gíá lúa mỳ tại Chicago đã giảm tới 16% trong năm nay.