Nguồn: Oryza
Ấn Độ xuất khẩu 9,9 triệu tấn gạo từ tháng 4/2013-2/2014
Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 9,9 triệu tấn gạo (bao gồm cả gạo basmati và phi-basmati ) trong 11 tháng đầu tiên của năm tài chính 2013-14 (tháng 4/2013-3/2014), tăng khoảng 8% so với cùng kỳ trong năm tài chính 2012-2013, theo Cơ quan phát triển nông nghiệp và chế biến thực phẩm xuất khẩu(APEDA).
Về giá trị, xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong tháng 4/2013-2/2014 đạt khoảng 42,637 triệu rupee (7 triệu USD), tăng khoảng 42% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Tính theo giá bằng đô la Mỹ, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm trước .
Trong tổng lượng xuất khẩu từ tháng 4/2013-2/2014, khoảng 3,44 triệu tấn là gạo basmati (tăng 15% so với cùng kỳ) và 6,47 triệu tấn là gạo phi basmati (tăng khoảng 6% so với cùng kỳ). Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu gạo basmati đạt 26,519 triệu rupee (khoảng 4,4 tỷ USD), tăng khoảng 57% so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 42% nếu tính theo đồng đô la Mỹ). Kim ngạch xuất khẩu gạo phi basmati đạt 16,118 triệu rupee (khoảng 2,65 tỷ USD), tăng khoảng 23% so với cùng kỳ (tăng khoảng 10% nếu tính theo USD).
MACOM kêu gọi chính phủ Nigeria tiếp tục áp thuế nhập khẩu gạo
Hiệp hội phóng viên hàng hải của Nigeria Nigeria (MARCON) đã kêu gọi Chính phủ nước này tiếp tục chính sách thuế nhập khẩu 110% với gạo và nói rằng chính sách này có thể giúp đẩy mạnh sản xuất lúa địa phương và tạo cơ hội việc làm trong nước.
Trong một bức thư cho chính phủ , Chủ tịch MARCON lưu ý rằng việc giảm thuế sẽ dẫn đến một sự mất mát rất lớn cho cả chính phủ và các nhà đầu tư trong ngành. Ông cũng nói rằng chính phủ nên bỏ qua lời kêu gọi cắt giảm thuế và gia hạn lệnh cấm nhập khẩu theo kế hoạch.
Nhóm cho biết nước này có thể đạt được mục tiêu hoàn thành lệnh cấm nhập khẩu gạo vào năm 2015. MARCON cũng nhấn mạnh những khía cạnh tiêu cực của gạo nhập khẩu, đặc biệt là chất lượng và giá nhập khẩu cũng cao.
Nigeria đang có kế hoạch cấm nhập khẩu gạo vào năm 2015 nhưng chưa tự túc được gạo. Theo USDA , Nigeria dự kiến sẽ sản xuất khoảng 2,8 triệu tấn gạo trong năm 2013-2014 (10/2013-9/2014) so với mức tiêu thụ khoảng 6 triệu tấn.
Trung Quốc tạm dừng sản xuất lúa gạo ở tỉnh Hồ Nam do đất ô nhiễm
Thay thế lúa bằng cây trồng không ăn được ở tỉnh Hồ Nam là một trong những biện pháp được thực hiện bởi chính phủ Trung Quốc để giải quyết ô nhiễm đất, theo Reuters.
Hồ Nam là một khu vực trồng lúa lớn ở Trung Quốc , chiếm khoảng khoảng 12-15% tổng sản lượng gạo của nước này khoảng 143 triệu tấn. Tuy nhiên, công nghiệp hóa nhanh chóng đã khiến nguồn nước và đất ở đây bị ô nhiễm với các kim loại độc hại như cadmium. Gạo hấp thụ một lượng đáng kể các hóa chất từ đất và nước. Mức độ cao của cadmium đã được tìm thấy trong một số mẫu gạo ở Trung Quốc năm ngoái.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của thành phố Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc cho biết tháng 5/2013 rằng các xét nghiệm cho thấy quá nhiều cadmium trong khoảng 44,44% mẫu lúa được lấy từ nhà hàng khác nhau và các cửa hàng thực phẩm ở thành phố Quảng Châu. Một số các mẫu được truy trở lại tỉnh Hồ Nam.
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một dự án thí điểm để ngăn chặn ô nhiễm đất, và thay thế gạo ở Hồ Nam là một trong những bước được thực hiện bởi chính phủ. Việc này có thể buộc Trung Quốc phải nhập khẩu thêm gạo trong tương lai. Đây cũng có thể là hồi chuông báo tử cho ngành công nghiệp lúa ở Hồ Nam.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới , sản xuất khoảng 143 triệu tấn gạo hàng năm. Tuy nhiên , tiêu thụ hàng năm của gạo ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt khoảng 148 triệu tấn vào năm 2014-2015 , và nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong 2014-2015 ước tính khoảng 4 triệu tấn , mức cao nhất thế giới. Thay thế các vụ lúa tại tỉnh Hồ Nam có thể gây nguy hiểm cho an ninh lương thực ở cả Trung Quốc và thế giới.