Việt Nam xuất khẩu 2,061 triệu tấn gạo từ 1/1-22/5
Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,061 triệu tấn gạo từ 1/1-22/5, giảm khoảng 26% so với 5 tháng đầu năm 2013, theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Giá gạo xuất khẩu trung bình đến nay khoảng 436 USD/tấn (FOB), giảm khoảng 1% so với khoảng 439 USD/tấn được ghi nhận trong 1-5/2013.
Riêng từ 1-22/5/2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 309.974 tấn gạo, giảm 52% so với 648.359 tấn gạo xuất khẩu trong cả tháng 5 năm 2013, và giảm khoảng 42% so với 537.094 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4 năm 2014. Giá xuất khẩu trung bình tháng 5 khoảng 431 USD/tấn, tăng 2% so với một năm trước và giảm 2% so với tháng trước.
Trong 22 ngày đầu tháng 5, Việt Nam xuất khẩu 149.711 tấn gạo 15% tấm (khoảng 48% tổng xuất khẩu gạo tháng năm 2014 ); 61.826 tấn gạo thơm (khoảng 20%); 54.414 tấn gạo 4-10% tấm (khoảng 18%) ; và 28.449 tấn gạo nếp (khoảng 9%).
Châu Á vẫn điểm đến lớn của xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 5 với khoảng 177.431 tấn, khoảng 57 % tổng xuất khẩu gạo. Mỹ là điểm đến lớn thứ hai, chiếm 65.091 tấn xuất khẩu gạo (tương đương khoảng 21% tổng lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2014 ). Việt Nam còn xuất khẩu 58.066 tấn gạo sang châu Phi, các nước châu Âu, Trung Đông và Australia.
Nhập khẩu gạo giá rẻ châu Á cản trở tăng trưởng của công nghiệp gạo tại Uganda
Các nhà máy xay xát tại Uganda cho rằng gạo nhập khẩu giá rẻ châu Á đang cản trở sự phát triển của ngành lúa gạo tại nước này và các quốc gia Đông Phi khác. Họ đã kêu gọi Cộng đồng Đông Phi (EAC) đại diện ở Uganda cấm nhập khẩu gạo từ châu Á để giúp ngành công nghiệp lúa gạo địa phương phát triển. Họ cũng kêu gọi các quan chức EAC sửa đổi chính sách lúa gạo của nước này.
Họ nói rằng gạo nhập khẩu ở Uganda cũng như trong quốc gia Đông Phi khác là rất cạnh tranh so với gạo sản xuất trong nước do chi phí sản xuất trong nước cao. Uganda dành khoảng 7,8 tỷ USD nhập khẩu gạo mỗi năm.
Theo một nhà kinh tế thương mại, Uganda có tiềm năng xuất khẩu gạo và hiện đang xuất khẩu gạo sau khi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ông nói thêm rằng nước này đã thu được khoảng 1,2 tỷ USD từ xuất khẩu gạo trong cộng đồng EAC trong năm 2011 và 2012 , theo thống kê của UNCTAD . Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng yêu cầu tăng thêm gạo sản xuất trong nước. Thêm vào đó tiêu thụ của Uganda đã tăng 3 lần, nhanh hơn so với sự gia tăng sản xuất trong năm năm qua.
Uganda chỉ sản xuất 65% nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu 35% còn lại. USDA ước tính sản lượng gạo của Uganda ở 150.000 tấn và nhập khẩu 120.000 tấn trong 2014-2015 (tháng 5/2014-4/2015) để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ 230.000 tấn .
Nguồn Theo DVO/Oryza