Nguồn: Oryza
FAO: Nhập khẩu gạo của Malaysia năm 2014-2015 ước tăng 10%
Bất chấp sản lượng lúa trong nước tăng, năm tài khóa 2014-2015, nhập khẩu gạo của Malaysia ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng 10% so với năm ngoái.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính nhập khẩu gạo của Malaysia năm tài khóa 2014-2015 (tháng 6/2014 – tháng 6/2015) đạt 1,1 triệu tấn, tăng 10% so với 1 triệu tấn năm 2013-2014, bất chấp sản lượng lúa gạo nội địa tăng.
Sản lượng lúa năm 2014 của Malaysia dự báo tăng lên kỷ lục 2,7 triệu tấn (khoảng 1,755 triệu tấn gạo), tăng 3% so với 2,63 triệu tấn năm 2013 chủ yếu do năng suất cao hơn nhờ thời tiết thuận lợi và sự hỗ trợ của chính phủ đối với ngành lúa gạo, kể cả việc cung cấp các khoản trợ cấp về đầu vào và máy móc nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính Malaysia sản xuất khoảng 2,7 triệu tấn lúa và nhập khẩu 1,1 tấn gạo trong năm 2014. Trong khi đó, sản lượng lúa của Malaysia năm 2015 được dự báo tăng lên 2,77 triệu tấn nhưng nhập khẩu vẫn giữ ổn định bằng mức năm 2014.
Các chuyên gia kêu gọi Philippines tăng ngân sách nghiên cứu và phát triển lúa gạo
Theo một thông cáo báo chí trên trang web của Viện nghiên cứu lúa gạo Philippines (PhilRice), các chuyên gia ngành lúa gạo đang thúc giục chính phủ Philippines tăng ngân sách cho nghiên cứu và phát triển lúa gạo (R&D) ngang bằng với ngân sách của các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.
Cuốn "Bảo đảm an ninh lúa gạo, giảm nghèo", của Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia (NEDA) cho biết, R&D đóng góp khoảng 25% trong tăng năng suất và cũng nêu bật tính cần thiết phải tăng ngân sách cho R&D.
Theo Viện Quốc tế và Phát triển Quản lý (IMD), năm 2008 Philippines chỉ dành 0,12% GDP cho nghiên cứu lúa gạo, trong khi Malaysia và Thái Lan tương ứng chi đến 0,64% và 0,2% GDP.
Theo một báo cáo năm 2013 của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) trụ sở tại Mỹ và Hiệp hội các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp châu Á-Thái Bình Dương trụ sở tại Thái Lan, năm 2008 ngân sách dành cho nghiên cứu lúa gạo của Philippines tăng 3% lên 133 triệu USD trong khi ngân sách của Việt Nam tăng gần 4 lần lên 86 triệu USD.
Các chuyên gia trích dẫn dữ liệu từ FAO cho thấy nghiên cứu tác động trực tiếp đến năng suất lúa với ví dụ là năng suất lúa của Việt Nam tăng 30% lên 4,89 tấn/ha năm 2008 từ 3,77 tấn/ha năm 1996.