Nguồn: Oryza
Indonesia xây dựng quy tắc mới cho nhập khẩu gạo cao cấp
Theo các nguồn tin trong nước, chính phủ Indonesia đang có kế hoạch xây dựng quy định mới cho việc nhập khẩu gạo cao cấp để ngăn chặn nhập khẩu gạo bất hợp pháp.
Theo chính sách mới, các nhà nhập khẩu gạo sẽ được chia thành các nhà nhập khẩu sản xuất và nhập khẩu đã đăng ký. Nhập khẩu sản xuất là những người sử dụng gạo để sản xuất các sản phẩm liên quan gạo khác như mì, và các nhà nhập khẩu đã đăng ký là những người bán lại cho người mua và các nhà phân phối địa phương.
Cơ chế giám sát nhập khẩu sẽ được siết chặt và nhập khẩu sẽ trải qua một loạt các quá trình xác minh trước khi được tuyên bố là nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đã đăng ký, và sẽ có các đội đặc biệt được chỉ định để kiểm tra kho của nhà nhập khẩu và theo dõi nguồn gốc nhập khẩu.
Trong năm 2013, Indonesia sản xuất khoảng 37 triệu tấn gạo, so với mức tiêu thụ 35 triệu tấn. Nước này nhập khẩu 50.000 tấn gạo cao cấp từ Thái Lan và Việt Nam năm ngoái. USDA ước tính Indonesia sẽ sản xuất khoảng 37,36 triệu tấn gạo trong năm 2013-2014, tăng 2% so với năm trước đó. USDA ước tính Indonesia nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong năm nay .
Giá trị nhập khẩu gạo của Bangladesh tăng 12 lần trong 8 tháng đầu tiên của năm tài chính 2013-2014
Theo Ngân hàng Bangladesh, chi tiêu của nước này cho nhập khẩu gạo đã tăng 12 lần so với cùng kỳ năm trước trong 8 tháng đầu của năm tài chính 2013-2014 ( tháng 7/2013-6/2014).
Dữ liệu của Ngân hàng cho thấy rằng các khu định cư thực tế nhập khẩu gạo với giá trị lên tới 171,58 triệu USD từ tháng 7/2013-2/2014. Ngân hàng cũng cho biết nhập khẩu gạo tăng bất chấp sự gia tăng sản lượng lúa gạo trong năm tài chính 2012-2013. Giá gạo quốc tế giảm, giá gạo trong nước tăng cao, giá của đồng taka Bangladesh tăng so với đồng USD là những lý do chính cho việc tăng nhập khẩu gạo.
Theo Ngân hàng Bangladesh, giá lúa trung bình ở thị trường quốc tế giảm khoảng 14,3 % xuống khoảng 393 USD/tấn trong 6 tháng đầu của năm tài chính 2013-2014 từ 458,5 USD/tấn năm trước. Giá trung bình của gạo nhập khẩu là 30,65 taka/kg (khoảng 388 USD/tấn), trong khi giá gạo trung bình trong nước khoảng từ 38-40 taka/kg (khoảng 482-507 USD/tấn) trong 6 tháng đầu của năm tài chính 2013-2014.
Theo Bộ Lương thực Bangladesh, nước này nhập khẩu 374.560 tấn gạo từ 1/7/2013-7/4/2014 , trong đó 371.500 tấn được nhập khẩu bởi khu vực tư nhân và 3.060 tấn được nhập khẩu bởi chính phủ. Nước này chỉ nhập khẩu 28.930 tấn gạo trong năm tài chính 2012-2013, trong đó 25.270 tấn được nhập khẩu bởi khu vực tư nhân và 3.660 tấn được nhập khẩu bởi chính phủ.
USDA dự báo nhập khẩu gạo của Bangladesh sẽ đạt khoảng 400.000 tấn trong năm 2013-2014 (tháng 5/2013-4/2014), tăng 1.043 % so với 35.000 tấn gạo nhập khẩu trong năm 2012-2013.
Xuất khẩu gạo Việt Nam đối mặt với cạnh tranh từ Thái Lan trong quý II/2014
Việt Nam có thể phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt cho xuất khẩu gạo từ Thái Lan trong quý II năm 2014, theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) .
VFA đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 6,7 đến 7 triệu tấn gạo trong năm 2014, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã giảm trong năm nay, đạt khoảng 1,22 triệu tấn gạo trong I năm 2014. Chủ tịch VFA cho rằng đây một trong những lý do cho sự suy giảm là giá gạo trong nước. Trong khi đó, Thái Lan xuất khẩu gần 2 triệu tấn gạo từ tháng 1đến 25/3, tăng khoảng 33% so với khoảng 1,5 triệu trong cùng thời kỳ năm 2013.
Trung Quốc chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong I/2014, Philippines chiếm khoảng 31%. Chủ tịch VFA cho biết Việt Nam có thể phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan để thắng thầu cung cấp cho Philippines 800.000 tấn gạo trắng 15% tấm vào ngày 15/4. Chủ tịch VFA cho biết Thái Lan có khả năng cung cấp tất cả các yêu cầu gạo cho Philippines. Ông nói rằng giá bán sẽ là yếu tố quyết định để thắng thầu.
VFA cho biết, giao dịch thương mại trên thị trường thế giới cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Theo một báo cáo chưa được xác nhận, Thái Lan đang có kế hoạch bán 200.000 tấn gạo 5% tấm cho công ty Bernas có trụ sở tại Malaysia với giá 385 USD/tấn.