Thu hoạch lúa ở ĐBSCL - Ảnh: TC. |
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu trong tháng đầu năm tăng cao là nhờ nhiều mặt hàng nông sản, lâm sản có kim ngạch lớn đã tăng mạnh, như gạo, cà phê, đồ gỗ, sắn mỳ nhưng ẩn chứa nhiều âu lo của các nhà kinh doanh.
Phải lo tạm trữ lúa gạo
Mặc dù Hiệp hội Lương thực Việt Nam từ cuối năm 2012 đã đưa ra nhiều dự báo khá ảm đảm cho xuất khẩu gạo trong quí 1, tuy nhiên, khối lượng gão xuất khẩu trong tháng 1 lên tới 534.000 tấn với kim ngạch 259 triệu đô la, tăng tới 108,5% về khối lượng và 76,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm 2012 và trên thực tế giá xuất khẩu gạo bình quân cả năm ngoái được 458 đô la/tấn giảm 10,8% so với năm 2011 nhưng tháng đầu năm nay, khối lượng xuất khẩu tăng mạnh đã bù nhiều cho giá giảm. Trong nhiều cuộc họp gần đây của các doanh nghiệp kinh doanh gạo, lượng gạo xuất trong tháng 1 chủ yếu là giao hàng theo các hợp đồng cũ của năm ngoái.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) hồi đầu tuần này đã cho biết các doanh nghiệp hội viên của VFA sẽ bắt đầu thực hiện chương trình mua tạm trữ một triệu tấn gạo vào ngày 20-2, tức sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trong bối cảnh giá gạo thế giới đang giảm sút và lượng hợp đồng trong quí 1 giảm mạnh.
Năm ngoái Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập và kim ngạch tăng gấp 6-7 lần so với năm 2011. Năm nay, không chỉ VFA mà nhiều hãng tin nước ngoài nhận định nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc sẽ vẫn rất cao. Hạn ngạch nhập khẩu được phân bổ của nước này là 2,66 triệu tấn hạt dài và 2,66 triệu tấn gạo hạt ngắn/trung bình. Tuy nhiên, do sản lượng thu hoạch của năm 2013 lớn hơn năm trước trong khi đồng nhân dân tệ suy yếu nên dự báo nhập khẩu sẽ chậm và chỉ tăng mạnh khi giá trong nước cao hơn giá thị trường thế giới.
Lại tranh mua cà phê nguyên liệu
Thị trường cà phê thế giới trong tháng 1 có nhiều biến động nhưng giá vẫn ở mức khá, trong khi Việt Nam đang là mùa vụ thu hoạch chính cà phê, nên trong tháng 1, lượng cà phê xuất khẩu tăng mạnh, tới 70,6% lên 191.000 tấn, với kim ngạch 387 triệu đô la, tốc độ tăng tương ứng với khối lượng.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân cả năm ngoái đạt 2.120 đô la/tấn, giảm 3,5% so với năm 2011 còn trong tháng 1 năm nay, giá có giảm xuống dưới 2.000 đô la/tấn nhưng quy ra giá cà phê nhân xô ở thị trường trong nước vẫn nằm ở mức khá, 38.000 – 39.000 đồng/kg.
Theo chuyên gia cà phê Nguyễn Quang Bình, hiện thị trường cà phê trong nước đang xảy ra hiện tượng mua bán lòng vòng. Mua lượng ít khai gấp nhiều lần để rút tiền thuế. Mua giá cao tại địa bàn nguyên liệu rồi đưa về các trung tâm chế biến ở các tỉnh, thành phố đồng bằng bán giá thấp hơn để ăn gian thuế giá trị gia tăng (GTGT). Một số công ty “tay ngang” từ các tỉnh khác thực sự đã “đuổi” các công ty xuất khẩu cà phê làm ăn chính thống lâu nay khỏi đất sống của mình. Trong đó, thậm chí một số công ty có trụ sở ngay tại các tỉnh có vùng nguyên liệu phải đi mua cà phê ở các tỉnh, thành phố khác để thực hiện cho được các hợp đồng xuất khẩu.
Vì vậy trong thời gian qua, các công ty xuất khẩu chân chính và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn vùng nguyên liệu cà phê không mua được nguyên liệu tại chỗ để chế biến và xuất khẩu. Do mua bán kiểu ăn xổi ở thì, cà phê không đảm bảo chất lượng, nguyên liệu đầu vào thiếu đồng nhất, không thể chế biến được hàng tốt để tăng giá trị gia tăng trong xuất khẩu, làm mất đi một lượng ngoại tệ lớn.
Xuất khẩu sắn ăn theo ethanol
Từ chỗ không hề có trong bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp và công thương, giờ đây, sắn đang lại là mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng nóng trong vài năm qua sau khi nhu cầu nhập khẩu sắn từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan tăng mạnh, cùng với hàng loạt nhà máy sản xuất ethanol từ sắn đã hoạt động nhưng xăng sinh học thì chưa phổ biến trên thị trường. Và vì vậy, trong bảng thống kê xuất khẩu hàng tháng, quí năm của hai ngành này, sắn chễm chệ “lên ngôi”, bước chân vào nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm hơn tỉ đô la.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 1 tới 312.000 tấn, giá trị đạt 131 triệu đô la, tăng 26,9% về lượng và 71,6% về giá trị so cùng kỳ. Năm 2012, khối lượng sắn xuất khẩu đạt kỷ lục, với hơn 4,2 triệu tấn, kim ngạch hơn 1,35 tỉ đô la mà các thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hàn Quốc Đài Loan…
Cuối năm 2007, Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025 với mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học dưới dạng năng lượng mới, thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống và hàng loạt dự án đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất ethanol từ nguyên liệu sắn mà cho đến nay, cả nước có ít nhất 5 nhà máy.
Tuy nhiên, do xăng sinh học chưa phổ biến trên thị trường nên các nhà máy sản xuất ethanol hoạt đồng cầm chừng và vì thế, vùng nguyên liệu sắn do nhà máy xây dựng phải tham gia tìm đường xuất khẩu sắn. Nhu cầu tiêu thũ sắn trên thị trường thế giới cùng với diện tích sắn phát triển mạnh mẽ trong nước, dưới sự góp sức của các nhà máy ethanol, đã đẩy khối lượng sắn xuất khẩu tăng phi mã qua từng năm.
Ngày 22-11-2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống từ ngày 1-12-2014 xăng pha 4-5% ethanol (xăng E5) sẽ được phép pha trộn và tiêu thụ tại 7 tỉnh thành phố và từ ngày 1-12-2015 xăng E5 sẽ tiêu thụ đại trà trên cả nước. Và điều tất yếu là xuất khẩu sắn năm nay và vài năm tới còn tiếp tục tăng mạnh. Thông tin Dự án vinhomes nguyễn văn huyên sắp ra mắt vinhomes d' palais louis thông tin dự án tân hoàng mai mới nhất tân hoàng mai thiết kế
Theo TBKTSG Online